Mụn trứng cá xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào nhưng chiếm tỷ lệ lớn nhất là ở độ tuổi dậy thì. Vì giai đoạn này, cơ thể có nhiều sự thay đổi về hormone khiến tuyến dầu nhờn ở da hoạt động mạnh hơn, kết hợp với vi khuẩn, virus, bụi bẩn từ môi trường bên ngoài khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn và hình thành mụn trứng cá tuổi dậy thì. 77% nam và 86% nữ là tỷ lệ tuổi vị thành niên gặp tình trạng này.l Đó là lý do vì sao, bạn hãy nắm thật rõ nguyên nhân cũng như những dấu hiệu mụn trứng cá tuổi dậy thì để từ đó nhanh chóng có cách điều trị và chăm sóc da hợp lý, tránh để mụn nổi nhiều khiến da thâm, sạm, nhiễm trùng.
1. Nguyên nhân gây mụn trứng cá tuổi dậy thì
Không chỉ riêng sự thay đổi về hormone mà còn rất nhiều yếu tố khác khiến tuổi dậy thì là giai đoạn hình thành và phát triển mụn trứng cá trên da nhiều nhất chiếm đến 95%. Vậy vì sao tuổi dậy thì hay bị mụn trứng cá?
Gia tăng hormone androgen
Đầu tiên khi nói đến nguyên nhân gây hiện tượng mụn trứng cá tuổi dậy thì hầu hết những trường hợp đều do sự gia tăng của hormone Androgen – một loại hormone sinh dục có khả năng kích thích các tuyến dầu nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ. Điều này đồng nghĩa với việc da sẽ thường xuyên bị ách tắc lỗ chân lông, đây là điều kiện thuận lợi nhất để mụn trứng cá hình thành.
Xuất hiện mụn trứng cá ở tuổi dậy thì lâu dần còn có thể xuất hiện cả mụn đầu đen từ nốt mụn trứng cá do nhân mụn bị oxy hóa. Hơn nữa, nếu không có cách chăm sóc đúng cách và hợp lý thì vi khuẩn rất dễ xâm nhập khiến mụn trứng cá biến thành mụn mủ sưng đỏ, gây đau đớn làm tăng tình trạng viêm nhiễm cao.
Nguyên nhân gây mụn trứng cá tuổi dậy thì
Vệ sinh da mặt kém
Dù không phải do hormone androgen tác động thì việc không vệ sinh sạch sẽ, chăm sóc da hằng ngày hoặc chăm sóc da không đúng cách cũng làm tăng nguy cơ bị mụn trứng cá tuổi dậy thì. Dầu nhờn trên da kết hợp cùng bụi bẩn từ bên ngoài khiến lỗ chân lông tắc nghẽn và việc hình thành mụn là chuyện chắc chắn sẽ xảy ra.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài ra còn một số các tác nhân khác cũng có khả năng “đẩy mạnh” quá trình hình thành mụn trứng cá như tâm trạng thường xuyên căng thẳng; thói quen dùng mỹ phẩm, kem dưỡng da hay kể cả là thuốc nhuộm tóc khi tiếp xúc với da cũng có thể làm tăng nguy cơ tắc nghẽn chân lông gây mụn. Thêm vào đó nếu chế độ sinh hoạt kém lành mạnh như uống ít nước, hay thức khuya, ăn nhiều đồ dầu mỡ cũng khiến tình trạng mụn trở nên phức tạp hơn.
2. Một số loại mụn trứng cá tuổi dậy thì thường gặp
Các loại mụn trứng cá trên mặt sẽ theo cấp độ từ nhẹ đến nặng nhưng đầu gây khó chịu và mất thẩm mỹ cho khuôn mặt. Một số loại mụn trứng cá tuổi dậy thì hay gặp như sau:
– Mụn đầu đen: Xuất hiện do sự tắc nghẽn lỗ chân lông bởi tế bào chết, vi khuẩn, bụi bẩn, bã nhờn làm hạn chế sự thoát ra của tuyến dầu trên bề mặt. Khi đó, đầu mụn bị oxy hóa do tiếp xúc trực tiếp với không khí và dần chuyển thành màu đen đặc trưng.
Mụn đầu đen là một loại mụn trứng cá
– Mụn đầu trắng: Cũng do lỗ chân lông bị tắc nghẽn như mụn đầu đen nhưng nang lông không bị hở ra mà ẩn dưới bề mặt rồi đội da lên tạo nên mụn đầu trắng. Cả mụn đầu đen và mụn đầu trắng đều không gây viêm.
– Mụn sần: Là giai đoạn đầu của mụn trứng cá khi các nốt mụn bị sưng, viêm và có màu đỏ hoặc hồng
– Mụn bọc: Loại mụn trứng cá này thường sưng to hơn và có kích thước lớn hơn mụn bình thường, gây đau do có nhân chứa dịch màu trắng hoặc vàng, xung quanh mụn cứng.
Mụn bọc là dạng nhiễm trùng của mụn trứng cá
– Mụn mủ: Là một thể viêm nhiễm nặng của mụn trứng cá. Loại mụn này thường có đầu nhân trắng hoặc vàng, bên trong chứa đầy dịch mủ nổi rõ lên trên bề mặt da, lớp da bên ngoài mụn khá mỏng nên rất dễ bị vỡ khi bị tác động trực tiếp. Nếu không được điều trị đúng cách, sẽ gây ra những hậu quả nặng nề cho da.
Mụn trứng cá tuổi dậy thì không đơn giản chỉ là một loại mụn đặc trưng của độ tuổi đó mà nó còn có thể gây ra những ảnh hưởng kéo dài mãi về sau và rất khó để điều trị. Vì thế, ngay từ bây giờ hãy dành thời gian chăm sóc da nhiều hơn, ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ để hạn chế mụn trứng cá xuất hiện.
*Thông tin sưu tầm*