Tăng sắc tố melanin chính là kẻ thù “hủy hoại” làn da của bạn, khiến da bị sạm nám, màu sắc da không đều, xuất hiện các mảng tối màu và giảm sức khỏe của da khi chống chọi với các tác nhân gây hại bên ngoài. Vậy sắc tố melanin rốt cuộc là chất gì và cụ thể chúng gây ra những tác hại gì cho da khi bị tăng sắc tố. Hãy cùng Osez tìm hiểu dưới bài viết này nhé.
1. Sắc tố melanin là gì?
Melanin là sắc tố tạo màu cho da, tóc và mắt của bạn. Nó được tạo ra bởi các tế bào được gọi là melanocytes (tế bào biểu bì tạo hắc tố) và được tìm thấy ở lớp ngoài của da.
Melanin có 3 loại và mỗi loại lại có những vai trò khác nhau, cụ thể:
– Eumelanin: Chủ yếu tạo ra màu tối ở tóc, mắt và da. Trong eumelanin lại có hai loại là nâu và đen. Ví dụ như ở màu tóc, sẽ có tóc nâu và tóc đen, còn tóc vàng xảy ra khi cơ thể chỉ có một lượng nhỏ eumelanin màu nâu và không có sự hiện diện của eumelanin màu đen.
– Pheomelanin: Có nhiệm vụ tạo màu cho các bộ phận của cơ thể người như môi và núm vú. Ví dụ, bạn có mái tóc màu đỏ là do lượng pheomelanin và eumelanin cân bằng. còn tóc màu vàng dâu tây do bạn sở hữu cả eumelanin và pheomelanin màu nâu.
– Neuromelanin: Được tìm thấy trong não, có khả năng kiểm soát màu sắc của tế bào thần kinh, không liên quan đến màu sắc bên ngoài.
Sắc tố melanin là gì?
Khi sinh ra, tất cả chúng ta đều có cùng số lượng tế bào melanocytes. Tuy nhiên, sau một thời gian tế bào này ở một số đối tượng có lượng melanin nhiều hơn những người khác. Một khi melanin càng cao, thì mọi bộ phận trên cơ thể bạn càng bị sẫm màu. Đặc biệt, melanin bị tích tụ lại ở một số vùng nhất định còn gây ra tình trạng sạm da, nám, tàn nhang. Các chuyên gia gọi hiện tượng này là tăng sắc tố melanin.
2. Nguyên nhân làm tăng sắc tố melanin
– Do tiếp xúc với ánh mặt trời quá lâu: Melanin đóng một vai trò như tấm chắn bảo vệ da dưới sự tiếp xúc từ tia UV cực hại từ mặt trời. Tuy nhiên nếu bạn không có những cách ‘che chắn” từ bên ngoài mà thường xuyên để ánh nắng chiếu trực tiếp, melanin sẽ phải sản sinh ra nhiều hơn để bảo vệ từ đó hiện tượng tăng sắc tố melanin xuất hiện.
– Di truyền: Yếu tố này chiếm đến 45%
– Thay đổi nội tiết tố: Sự rối loạn nội tiết tố có khả năng khiến sắc tố melanin cũng tăng và giảm theo.
3. Tăng sắc tố melanin trên da gây ra những tác hại gì?
Nám da
Những người bị nám có các mảng màu nâu hoặc xanh xám trên mặt hoặc cánh tay. Tình trạng này có thể do nội tiết tố, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gây ra. Nám da có kích thước rộng và có khả năng lan nhanh hơn theo thời gian.
Nám da do tăng sắc tố melanin
Tàn nhang
Tàn nhang là một loại tăng sắc tố da mang tính di truyền có biểu hiện là những đốm có màu nâu đỏ hoặc vàng sẫm có đường kính từ 1-5 mm, mọc riêng lẻ hoặc có thể liên kết với nhau tạo thành mảng đốm, mọc không đều, kích thước to bằng đầu đinh ghim hoặc hạt vừng, màu sắc có thể đậm nhạt tùy cơ địa của từng người.
Ngoài ra, tàn nhang cũng có thể xuất hiện khi da thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tiếp xúc càng nhiều thì màu càng đậm, nhiều và rõ nét.
Đốm nâu
Đốm nâu cũng là một trong những bệnh tăng sắc tố melanin thường có kích cỡ nốt lớn hơn tàn nhang nhưng cũng chỉ nhỏ như đầu đũa, có thể xuất hiện trên bất cứ vị trí nào trên cơ thể.
Đốm nâu trên da
4. Làm thế nào để giảm sắc tố melanin trên da
Những giải pháp để che chắn các vết nám, tàn nhang, đốm da trên mặt chỉ là cách tạm thời để bạn không mất đi sự tự tin của mình. Tuy nhiên đây không phải biện pháp lâu dài và có thể khiến các vết lan rộng hơn nữa, do đó, việc giảm sắc tố melanin rất cần thiết.
Dưới đây là một số cách bạn có thể thực hiện.
– Sử dụng các sản phẩm dưỡng da có chứa các thành phần ức chế melanin như Hydroquinone, Glucosomine, Niacinamide, Arbutin, Kojic acid, vitamin C, Thiamidol…
– Cân bằng nội tiết tố
– Áp dụng liệu pháp ánh sáng có cường độ lớn ( IPL)
– Peel da hóa học
– Không quên bảo vệ da hằng ngày với kem chống nắng.
Duy trì làn da trắng sáng, đều màu rạng rỡ không phải là một việc dễ dàng, cần thời gian dài, sự kiên trì và cách điều trị đúng hướng. Trong đó, tăng sắc tố melanin là một trong những vấn đề mà bạn cần đặc biệt quan tâm.
*Thông tin sưu tầm*