Stress ảnh hưởng đến da rất lớn chứ không riêng gì sức khỏe. Thậm chí khi làn da không được mong muốn, sẽ khiến một số người stress nặng hơn gây ra một vòng luẩn quẩn không có hồi kết giữa stress và tình trạng xấu trên da. Vậy nên trong bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu những tác hại của stress đối với làn da là như thế nào? Có nghiêm trọng không nhé.
1. Stress ảnh hưởng đến da khi khiến chúng dần bị sạm màu
Một trong những dấu hiệu khi bị stress đó là thiếu ngủ và đây cũng chính là nguyên nhân chính khiến da bạn dần bị xỉn màu. Thiếu ngủ sẽ khiến các chức năng bảo vệ của da và làm cho các lớp biểu bì hoạt động ngày càng suy yếu do đó da rất dễ bị xỉn màu do các tác nhân như ô nhiễm môi trường, khói bụi và đặc biệt là tia Uv cực hại từ ánh nắng mặt trời.
Ngoài ra, stress trong thời gian dài là nguyên nhân làm cortisol và hormone MSH trong cơ thể gia tăng bất thường. Trong khi đó, hormone MSH lại có khả năng kích thích gia tăng sản xuất Melanin, từ đó gây ra tình trạng sạm nám.
2. Gây mụn
Khi bạn cảm thấy căng thẳng, cơ thể bạn sẽ sản sinh ra nhiều hormone cortisol hơn. Cortisol khiến một phần não của bạn được gọi là vùng dưới đồi sản xuất ra một loại hormone gọi là hormone giải phóng corticotropin (CRH). CRH được cho là có tác dụng kích thích giải phóng dầu từ tuyến bã nhờn xung quanh nang lông của bạn. Việc sản xuất dầu quá mức bởi các tuyến này có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn và dẫn đến mụn trứng cá.
Stress gây mụn
3. Stress làm da bị khô
Stress ảnh hưởng đến da như thế nào? câu trả lời là không chỉ khiến da có mụn, sạm da mà còn gây ra tình trạng khô da trên mặt. Bởi lớp sừng – lớp ngoài cùng của làn da có chứa protein và lipid đóng vai trò quan trọng trong việc giữ nước cho tế bào da đã bị “tấn công” bởi stress khiến lớp sừng này không thể hoạt động như bình thường từ đó da của bạn có thể trở nên rất khô và ngứa ngáy
4. Stress ảnh hưởng đến da: Phát ban
Tác hại của stress đến làn da còn có thể làm xuất hiện những nốt phát ban đỏ trên mặt vừa gây mất thẩm mỹ vừa làm trầm trọng hơn một số tình trạng có thể gây phát ban hoặc viêm da ví dụ như bệnh vẩy nến, bệnh chàm và viêm da tiếp xúc.
Vì khi bạn stress, hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể cũng sẽ dần bị suy yếu hơn so với trước kia. Điều này đồng nghĩa với việc có thể dẫn đến sự mất cân bằng vi khuẩn trong ruột và da của bạn, được gọi là rối loạn sinh lý. Khi sự mất cân bằng này xảy ra trên da của bạn, nó có thể dẫn đến mẩn đỏ hoặc phát ban.
5. Stress làm da xuất hiện những nếp nhăn, chân chim
Căng thẳng gây ra những thay đổi đối với protein trong da và làm giảm độ đàn hồi của da. Sự mất độ đàn hồi này có thể góp phần hình thành nếp nhăn.
Còn đối với những vết chân chim, bạn có biết vì sao stress lại có thể gây ra tình trạng này không? Không phải đến từ những ảnh hưởng bên trong cơ thể mà đến từ một thói quen “khó bỏ” của nhiều người đó là thường xuyên cau có, nhăn mặt khiến các vết chân chim hình thành và thậm chí còn kèm theo cả nếp nhăn được “hình thành” rõ nét.
Stress làm da xuất hiện nếp nhăn
6. Stress ảnh hưởng đến da từ cả vùng mắt dưới
Ảnh hưởng của stress đến da còn có thể “lan” đến cả vùng dưới mắt. Vùng mắt dưới thường xuyên có tình trạng sưng, chảy xệ hoặc phổ biến nhất là quầng thâm mắt đen. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng nhất định đến vùng dưới mắt và một trong số đó do tác động từ stress. Tiếp tục là vấn đề thiếu ngủ của stress, tình trạng này làm tăng các dấu hiệu lão hóa, chẳng hạn như nếp nhăn, giảm độ đàn hồi và sắc tố không đồng đều. Sự mất đi độ đàn hồi của da cũng có thể góp phần hình thành bọng mắt dưới mắt bạn.
Căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi thường xuyên khiến máu không được lưu thông. Do đó da không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và oxy. Lúc này da không chỉ trở nên khô mà còn thiếu sức sống, nhanh lão hóa, hình thành quầng thâm ở dưới mắt.
7. Stress có thể làm da mỏng, dễ tổn thương hơn
Stress ảnh hưởng đến da với rất nhiều tác hại, trong đó phải kể đến tình trạng da bị mỏng và dễ bị tổn thương. Cortisol sản sinh khi bạn căng thẳng lại tiếp tục là tác nhân gây ảnh hưởng đến da. Cortisol có thể làm tăng huyết áp, đường huyết từ đó gây nên sự phân hủy protein khiến da trở nên mỏng đi và dễ bị tổn thương hơn (bầm, trầy, xước…). Ngoài ra, những tổn thương này có thể mất gấp đôi thời gian để lành, thay vì chỉ mất vài ngày.
Stress làm da mỏng và dễ bị tổn thương
Bản thân bạn cần phải giải tỏa tất cả những nỗi căng thẳng, lo lắng đang hiện diện với chính mình không chỉ đảm bảo cải thiện được tất cả những tác hại mà stress ảnh hưởng đến da mà còn đảm bảo một sức khỏe tốt nhất cho các hoạt động thường ngày. Để giải tỏa stress, bạn cần thay đổi những thói quen sinh hoạt không lành mạnh, tìm đến những thứ khiến bản thân trở nên vui vẻ hơn và luôn giữ cho tinh thần sảng khoái, hạnh phúc.